Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI
Trần Thị Trường
 Trang thơ Phạm Hồ Thu
 
Dự định viết về Phạm Hồ Thu đã lâu mà vẫn chưa viết được. Mặc dù chúng tôi cùng cơ quan với nhau từ năm 1993, cùng sinh 1950 và… nhiều thứ cùng khác, như: Hội viên của mấy Hội như nhau, có nhiều bạn bè chung, và dường như có nhiều sở thích chung.
Cho đến hôm nay, khi nghe tin Phạm Hồ Thu phải vào viện với những tiên liệu mổ xẻ khiến tôi sốt ruột, trong lòng dâng lên một cảm xúc yêu thương và lo lắng cho bạn rất nhiều. Rồi không thể không mở thơ Phạm Hồ Thu ra đọc lại, không thể không viết những dòng về bạn. Nghĩ rằng chỉ có thế thì mình mới có thể yên tâm hơn, gần bạn hơn và biết đâu, sau cơn đau, bạn có thêm một niềm vui nho nhỏ…
*
Phạm Hồ Thu tên thật là Phạm Thị Sửu, người Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Cuối năm 1973 bạn đã là phóng viên báo Nhân dân. Năm 1974, tình nguyện vào chiến trường khu 5, Trung Trung Bộ làm phóng viên mặt trận của báo Nhân dân và Đài Phát thanh Giải phóng. Sau ngày đất nước hoà bình thống nhất, tiếp tục làm việc tại báo Nhân dân- Hồi đó, và ngay cả bây giờ Nhân Dân vẫn là một tờ báo lớn, những ai làm việc ở đó đều được đồng nghiệp rất trọng nể…
Xem tiếp

 
 Tùng Lâm
 
Chuyện làng, chuyện phố, chuyện người, chuyện mình trong đời sống đô thị đương đại đã được các học giả, nhà nghiên cứu chia sẻ qua những góc nhìn khác nhau trong tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại”, sự kiện được diễn ra nhân dịp ra mắt cuốn tiểu thuyết "Chuyện phố" của tác giả Phạm Quang Long.

Dù có tính chất học thuật cao nhưng toạ đàm khoa học “Chuyện phố - một tự sự về đô thị đương đại” lại được diễn ra trong không khí thân tình, ấm áp.


Một tự sự về đô thị đương đại

Nhiều năm sống và làm việc tại Hà Nội đã cho tác giả Phạm Quang Long có điều kiện để hiểu và vỡ ra nhiều điều về những giăng mắc trong đời sống đô thị nơi đây. Ông xem Hà Nội như một cái làng lớn, nơi tinh hoa của khắp mọi miền đất nước về hội tụ nhưng đó cũng là nơi giao thương tấp nập nên những gì hay nhất, dở nhất cũng được sàng lọc ở đây.

Từ đó tác giả đã dành nhiều trang viết miêu tả đời sống văn hóa của tầng lớp thị dân ở cả hai chiều: yêu thích và khó chịu. Từ những quan sát đầy tinh tế về đời sống thị dân Hà Nội, ông kể câu chuyện về cách người ta giữ nếp nhà trong biệt thự, cách người ta nướng một con cá, cách người ta mời nhau chén rượu,

Xem tiếp
 
Đoàn Thị Lam Luyến
 
 

 

 
 
 
 
 
 
 
       (Tưởng nhớ hoạ sỹ, học giả Duệ Anh, nhân giỗ đầu)
 

Từ hôm tiễn anh ra đồng

Anh đi, đi mãi, mãi không thấy về

Mỗi khi gió động ngoài hè

Ngỡ là anh đến dựng xe bên thềm

 

Anh khoe thức viết thâu đêm

Em là độc giả đầu tiên đấy mà

Kẻ thưởng văn, người thưởng trà

Hai ta thật giống Bá Nha - Tử Kỳ

 

Thế mà vội vã rời đi

Chẳng hề nhắn gửi điều gì cho ai

Nhớ xưa cái thuở đầu đời

Gặp nhau như thể ông Trời xe duyên

 
Ảnh: HS, học giả Duệ Anh trong đêm ca trù (áo vàng)

Xem tiếp
 Nhà thơ Hữu Loan: Tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp và tác phẩm - WRHC
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học. Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5 - 6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh văn Xuấn , Đỗ Thiện và …tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Xem tiếp
 Lão TạCó thể là hình ảnh về 3 người và văn bản
 
Nhân vụ ông Thưởng vừa bị miễn nhiệm chức Chủ tịch nước cho về hưu sớm sau một năm ông đọc thơ Xuân Diệu "Trong không khí trang nghiêm và xúc động", xin đưa hình ảnh Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức được dán trên thùng xe tải khi ông đi vận động tranh cử.
  
Ở Bắc Kinh, cái tên Lại Thanh Đức luôn được nhắc tới cùng với những cú nghiến răng trèo trẹo. Nhưng ở chính Đài Loan, nơi ông vừa đắc cử tổng thống của một quốc gia giầu thứ 12 thế giới, thì hình ảnh của ông được treo cẩu thả như trong hình.
Khi nhậm chức, Tổng thống Đài Loan chỉ thề ngắn gọn: Trung thành với Hiến pháp, bảo vệ đất nước và người dân, bảo vệ nền dân chủ.
Tại văn phòng Tổng thống ở Đài Bắc, khi không có sự kiện đặc biệt (rất hiếm), bất cứ ai cũng có thể vào thăm và đọc Thời khóa biểu của Tổng thống cho cả tuần làm việc.
 
Chú thích ảnh: Cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa bên ảnh Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (trái) trên thành chiếc xe tả 
Xem tiếp
Petr Vlasov
Nhà văn. Tổng biên tập báo " Văn Hóa", NgaPhụ nữ Nga, Ukraine mặc quân phục quá đẹp ai cũng xiêu lòng
&
Trước Tết, tất nhiên bạn cần phải viết điều gì đó khích lệ và thư giãn trong các tin bài. Nhưng, hiện tại trên thế giới đang có rất nhiều chuyện xảy ra, đành thành thật tự trong tâm mà nói hy vọng rằng năm tới mọi thứ cuối cùng sẽ ổn định, bằng cách nào đó và cuộc sống sẽ tốt hơn. Người Ukraine sẽ yêu người Nga, người Do Thái sẽ yêu người Palestine, Biden sẽ yêu Trump, v.v.
Cũng lại tất nhiên sẽ không có chuyện như vậy xảy ra. Thế giới - với tư cách là một hệ thống sinh học xã hội phức tạp - mất cân bằng và chắc chắn sẽ rơi vào hỗn loạn cho đến khi có ai đó, thông qua việc sử dụng vũ lực trên quy mô lớn, hình thành một sự cân bằng mới, chẳng hạn như trường hợp đã xẩy ra sau Thế chiến thứ hai.Việc thay thế một số cá nhân này bằng những cá nhân khác sẽ không mang lại kết quả gì, mà chỉ làm chậm hoặc tăng tốc một chút các quá trình hoàn toàn khách quan này.
Xem tiếp
 Thầy Pháp Hòa
 
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hóa, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
 
 Với cái nhìn “chủ quan” của một tu sĩ Thēravāda, tôi xin mạo muội liệt kê ra đây những hiểu lầm tai hại và rất phổ biến của Phật giáo trong và ngoài nước để chư vị thức giả cùng thấy rõ như thực:
1) Tôn giáo:
Đạo Phật có những sinh hoạt về tôn giáo nhưng đạo Phật không phải là tôn giáo vì đạo Phật không có một vị thượng đế tối cao hoá sinh muôn loài và có quyền ban thưởng, phạt ác...
2) Tín ngưỡng:
Đạo Phật có những sinh hoạt tín ngưỡng nhưng đạo Phật không phải là tín ngưỡng để mọi người đến van vái, cầu xin những ước mơ dung tục của đời thường.
Xem tiếp
 
 Tạ Duy AnhCó thể là hình ảnh về 2 người
 
Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới...thì ai hầu như cũng đã biết qua. Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm tìm hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ý, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để "chỉ đường" cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.
  Đây là lần thứ 2 tôi đến Đài Loan. Lần trước chỉ loanh quanh Đài Bắc và Đài Trung, hai thành phố phát triển nhất. Lần này đến thẳng Đài Nam, thành phố được xem là "nghèo" nhất nước.
Tuy nhiên ấn tượng từ 6 năm trước, về một đất nước Đài Loan thanh bình, bao dung, an toàn, sạch sẽ, người dân tốt bụng, hạnh phúc thì vẫn không thay đổi.
 
Ảnh: Tạ Duy Anh và trợ lý TT Đài Loan 
Xem tiếp
Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
Profile Visitor Map - Click to view visits
Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)