Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ÔNG TGĐ NÓI “XẠO”

Nguyễn Chính Viễn
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011 6:29 AM


Cách đây không lâu , báo chí đã “ồn ã” về ông TGĐ Phạm Lê Thanh đã trải lòng mình là rất đau lòng khi lương cán bộ công nhân viên của tập đoàn Điên Lực VN (EVN) của ông chỉ có 7,3 triệu đồng/người /tháng"(Mà thực tế đâu phải là thấp) Nhưng kết quả kiểm toán mới đây cho hay điều ông kêu là “xạo” không đúng sự thật . Người dân chúng tôi đã cười và bảo nhau đúng là “lời nói chẳng mất tiền mua- Cứ văng mạng nói đổ thừa... khó nghe.”! xem ra việc “kêu” đã trở thành việc bình thường của một số người lãnh đạo thiếu tâm thiếu tầm với công việc ! Tôi còn nhớ một vị lãnh đạo có cương vị  tầm cỡ ở Bộ Công Thương  đã nói một cách vô tư trước bàn dân thiên hạ : “Việc Doanh nghiệp kêu lỗ là bình thường, trước tôi làm ở doanh nghiệp tôi còn kêu to hơn!” ( ông biên minh cho việc Petrolimex về vụ giải tình lỗ lãi...) Kêu đúng chẳng ai dám có ý kiến gì, nhưng kêu đê ngụy tạo để đánh lừa dư luận thì cần phải phê phán. Qua Kiểm toán cho thấy, mức thu nhập bình quân của cán bộ toàn công ty mẹ EVN trong năm 2010 là 13,7 triệu đồng/tháng; thu nhập bình quân khối truyền tải điện là 10,8 triệu đồng/người/tháng và thu nhập bình quân khối phân phối điện là 7,9 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra người ta còn “ xầm xì” nói lương trung bình của cán bộ văn phòng Tập đoàn EVN khoảng trên dưới 30 triệu đồng/tháng. Người đứng đầu ngành điện được hưởng lương ở mức 1,7 tỷ đồng/năm, tương đương mức 150 triệu đồng/tháng. Tính đến tháng 31/12/2010, các khoản đầu tư tài chính dài hạn của EVN lên tới gần 50.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận chỉ đạt 540 tỷ đồng. Năm 2010, EVN lỗ trên 8.000 tỷ đồng, 8 tháng đầu năm 2011, số lỗ của tập đoàn này tăng thêm 2.000 tỷ đồng. EVN cũng đang là con nợ của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước khác như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (Petrovietnam) 8.860 tỷ đồng, Tập đoàn Than khoáng sản VN 1.200 tỷ đồng. Rõ ràng việc quản lý SXKD của Tập Đoàn EVN có nhiều vấn đề cần được mổ xẻ : Việc sử dụng tiền vốn không phát huy hiệu quả, Không bảo toàn được vốn, công nợ nhiều, chi phí tiền lương không hợp lý, cao hơn kết quả làm ra... Ta thử so sanh với một số Tập Đoàn khác thì thấy : Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT), lãi tới 11.200 tỷ đồng, nhưng thu nhập bình quân chỉ khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân lĩnh vực bưu chính ở mức khoảng 4 triệu đồng/người còn khối viễn thông khoảng 7 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân trung bình của cấp lãnh đạo cấp phòng, ban của VNPT so với nhân viên, chỉ cao hơn khoảng 3 lần. Còn thu nhập của lãnh đạo cấp cao của tập đoàn so với nhân viên bình thường thì có thể lên tới gần 20 lần. Vinacomin, lãi năm 2010 hơn 6.000 tỷ đồng, nhưng thu nhập bình quân của người lao động chỉ ở mức khoảng 6,5 triệu đồng/người/tháng. Các công nhân mỏ tay nghề cao có thể đạt mức lương trên 8,5 triệu/tháng và phải làm việc trong môi trường hầm lò, độc hại. Lương của lương lãnh đạo cấp cao của Vinacomin cao hơn từ 10 - 20 lần mức lương trung bình ngành. “So với lãnh đạo ngành điện thì thu nhập của ngành chúng tôi thấp hơn hẳn và phải làm việc trong môi trường độc hại hơn nhiều”...Một Cán bộ Tập đoàn của Vinacomin đã nói như vây. Còn nếu so sánh với mức lương bình quân chung của các doanh nghiệp nhà nước mà Bộ L ĐTB&XH vừa công bố, thì mức lương của EVN cũng vượt xa. Cụ thể, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chính sách tiền lương của các Bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước mới đây cho thấy tiền lương bình quân của người lao động năm 2008 đạt 3,2 triệu đồng/tháng, năm 2009 khoảng 3,35 triệu đồng/tháng, năm 2010 khoảng 3,7 triệu đồng/tháng. Qua con số thu nhập tiền lương của Tập đoàn EVN, nói lên một điều cơ chế tiền lương chưa theo nguyên tắc thị trường còn có nhiều bất hợp lý cần đươc chấn chỉnh kịp thời. Các tiêu chí quản lý tiền lương chưa gắn với việc thu nộp ngân sách, lợi nhuận và năng suất lao động, sự phân biệt giữa doanh nghiệp có lợi thế và không có lợi thế không được minh bạch công bằng. các doanh nghiệp thuộc tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực có lợi thế thường xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh thấp hơn so với khả năng thực tế, xây dựng lao động định mức cao, nâng hệ số cấp bậc công việc, do đó tiền lương của doanh nghiệp có lợi thế đạt hơn 8 triệu đồng/tháng, cao gấp hơn 3 lần so với nhóm doanh nghiệp không có lợi thế. Nhóm tài chính, ngân hàng đạt 10,5 triệu đồng/tháng, cao gấp 4 lần nhóm không có lợi thế.Theo Nghị định 206 và 207, lương cán bộ lãnh đạo DNNN phải gắn chặt với kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nghĩa là lợi nhuận và năng suất lao động của doanh nghiệp phải đạt và vượt kế hoạch đề ra. Thực tế trong những năm qua các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty cho thấy một điều, doanh nghiệp thường có xu hướng đẩy tiền lương của HĐQT, tổng giám đốc, giám đốc lên quá cao. Một số doanh nghiệp trả lương cho chủ tịch chuyên trách, tổng giám đốc 70 - 80 triệu đồng/tháng trong khi khung tối đa của nhà nước khoảng 50 triệu đồng/tháng.Với việc trao quyền quyết định lương trong nội bộ DNNN cho lãnh đạo DNNN, trong khi lại không có cơ chế giám sát, nên việc chi trả tiền lương tại những tập đoàn kinh tế nhà nước đang tạo ra chênh lệch thu nhập lớn, gây bức xúc cho người lao động, chưa kể đang tạo lỗ hổng lớn khiến những người có quyền có thể tư lợi qua tiền lươngVới việc trao quyền quyết định lương trong nội bộ DNNN cho lãnh đạo DNNN, trong khi lại không có cơ chế giám sát, nên việc chi trả tiền lương tại những tập đoàn kinh tế nhà nước đang tạo ra chênh lệch thu nhập lớn, gây bức xúc cho người lao động, chưa kể đang tạo lỗ hổng lớn khiến những người có quyền có thể tư lợi qua tiền lương Nay lại được nhà nước chấp thuận cho tăng giá điên từ ngày 20/12, giá bán lẻ điện bình quân sẽ lên mức 1.304 đồng mỗi kWh, tăng 62 đồng so với giá bán hiện hành. Đây là sự ưu ái quá lớn của nhà nước đối với ngành điện .Người dân lại một lần nữa lại phải  chìa  lưng, ghé vai ra để gánh chịu mọi sự rủi ro cho sự làm ăn yếu kém  của ngành điện.
Tháng 12-2011