Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Kỉ niệm xa xưa với sách giáo khoa

Trịnh Kim Thuấn
Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2013 8:03 PM
                  
 Riêng tặng nhà văn Vũ Ngọc Tiến , tác giả “Sóng Hận Sông Lô”.

Xưa thì phải rồi, còn xa là ngày xưa ấy với bây giờ là rất xa, hơn 50 năm rồi còn gì !

Khoảng thời gian năm 1950 -1960 ở miền Nam có 1 quyển sách giaó khoa : dạy Học vần Chữ Quốc ngữ rất độc đáo, độc đáo là quyển sách nầy không có bán trong các hiệu sách báo, văn phòng phẩm mà được bán trong các tiệm tạp hóa ở các chợ xã, quận cả tỉnh (các tiệm nầy bán : muối, đường, sữa, nước mắm, đinh, dây chì, than đước …), thời ấy sách được bán chung với các truyện thơ : Thạch Sanh Lý Thông, Lâm Sanh Xuân Nương, Phạm Công Cúc Hoa … sách được in sơ sài, giá rất rẽ, tôi nhớ hình như là Nhà xuất bản Phạm Văn Thình thì phải (?).

Chương trình học lớp Năm (lớp 1), năm tôi học thì không còn dạy quyển nầy, sách nầy dành cho những người lớn tuổi mua về tự học cho biết chữ để đọc truyện tàu, truyện thơ … (chứ không có thơ Tố Hữu và thơ Trần Mạnh Hảo  … đâu nhé !)

Ngoài bìa có hình con Chó và con Gà đang cầm quyển vỡ học, có 4 câu thơ :
                             Chó với Gà một nhà thân thiết.
                             Cơn mõi mê mài miệt chuyện trò.
                             Rừng nhu , bể thánh khôn dò .
                             Nhỏ mà không học , lớn mò sao ra ?

Cuốn sách vỡ lòng của tôi không phải mua, do người chị cả học xong để lại, đã dạy chương trình i, t , ti ….. Cuốn sách học dễ thuộc và hấp dẫn, khi phía trên dạy các vần và ráp vần, cuối trang có câu ca dao kèm theo hình vẽ minh họa :

Như bài :   im  : con chim, cá kìm …
Ca dao là  : Má ơi con vịt chết chìm.
                   Thò tay vớt nó, cá kìm cắn (tay) con.

Như bài :   uôi  : cái đuôi, buồng chuối …
Ca dao là :      Mẹ già như chuối chín cây.
                       Gió đưa thời rụng, con rày mồ côi .

Như bài :   ôm  : gối ôm, con tôm .
Ca dao là :      Tôm càng lột vỏ, bỏ đuôi.
                        Giả gạo cho trắng mà nuôi mẹ già .

Các năm tiếp theo : lớp ba, lớp nhì (lớp 3, lớp 4), các sách tập đọc dạy nhẹ nhàng, dễ hiểu về nhân cách, lòng hiếu thảo và giao tiếp trong xã hội … hay và vui.

Truyện :  Người thợ săn bất tài .  Lược kể :Có anh con nhà giàu, ham săn bắn, anh sắm sửa bộ quần áo, giày vớ đi săn…. Mỗi buổi sáng, lương khô, bì đạn … đầy đủ, anh vào rừng tìm thú, đến chiều tối về đến nhà không săn được con thú nào cả, hàng xóm chế nhạo. Một hôm trên đường về nhà, anh mua lại 1 con thỏ cùa anh nông dân bẫy được, về gần nhà, anh lấy sợi dây buộc  vào chân con thỏ với chân cây cầu. Anh lùi ra xa, bồng súng ngắm : Đoàng ! (Nguyên văn câu nầy ) : Viên đạn trớ trêu, vô tình cắt đứt sợi dây, thỏ ta hoảng hồn chạy mất .

Truyện : Mai ăn khỏi trả tiền . Lược kể : Có 1 anh bợm bãi nhà quê ra đô thành, khi đi ngang qua 1 quán ăn thấy để tấm bảng : Mai ăn khỏi trả tiền . Bợm ta nghĩ bụng :”Thế là ngày mai, ta đến đây mặc sức ăn một bửa no nê”. Hôm sau bợm ta đến quán kêu thức ăn, cơm, rượu , ăn no. Xong đứng dậy ra về. Chủ quán chận lại đòi tiền . Bợm cãi :” Tại sao phải trả tiền, đã treo bảng Mai ăn khỏi trả tiền kia mà ?”. Chủ quán dẫn Bợm ta đến đọc lại tấm bảng và nói :”Ngày mai bác ăn mới khỏi trả tiền. Bợm hiểu ra, móc tiền ra trả, còn nói gượng (nguyên văn) : Tôi tưởng là tôi là điếm , không ngờ chú lại điếm quá tôi .

Truyện : Kể Công . Cân học lớp Ba, hàng ngày giúp mẹ quét nhà, giữ em, nấu cơm …Một hôm trước khi đi học, Cân để lại trên bàn 1 tấm giấy ghi :
                              Công quét nhà                          5 cắc.
                              Công giữ em                             5 cắc.
                              Công nấu cơm                          5 cắc.
                              Công đi mua đồ vặt                   5 cắc.
                                                                     ----------------------------

                                                               Cộng          2 đồng .

Ngày hôm sau, khi đi học, trên bàn học của Cân có 2 đồng, kèm theo 1 tấm giấy ghi :
                                  Công chăm sóc cho Cân khi còn bé     0 đồng,
                                  Công chăm sóc cho Cân khi ốm đau    0 đồng.
                                  Tiền mua sách vỡ, quần áo                  0 đồng
                                   ……………………………………           0 đồng.
                                                                                       --------------------
                                                                        Cộng                0 đồng.

Cân chạy lại ôm mẹ khóc và xin lỗi.

Truyện : Vườn cây biết đi :  Lược kể :  Cần rất làm biếng tắm, sợ nước, mình đóng đầy ghét. Một đêm Cần nằm mơ thấy có một trận mưa, giông rất lớn, các trái chín, hột cây rụng lên đầu và trên mình của Cần, sau đó các hạt nẩy mầm mọc thành cây, thành cái vườn, đi đâu Cần phải mang cả cái vườn cây đó theo, gọi là Vườn cây biết đi . Tỉnh giấc, Cần sợ quá và chịu tắm rửa sạch sẽ.

Theo ý nghĩ riêng tôi các bài học nầy vẫn đem dạy cho các trẻ em ngày nay vẫn được, không lạc hậu, lỗi thời đâu hở quí vị ?

Rất may hiện nay không còn các bài học :

- Cha em là dũng sĩ diệt Mỹ, hôm qua diệt được 2 tên, hôm nay diệt được 3 tên. Tổng cộng là mấy tên ?

- Hôm qua mẹ em vót được 50 cây chông, hôm nay vót được 40 cây. Tổng cộng là mấy cây ? (mấy bài học nầy năm 1975 – 1980 đầy).

Trong miền Nam, từ năm 1954 – 1975 học sinh không có học những bài học dạng nầy .

Nhưng hiện giờ lại xôn xao :

Đề toán : Bàn tay có 5 ngón, chặt đi 2 ngón, còn lại mấy ngón.

Đồng dao :   Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng.
                     Đẻ ra con rắn thằn lằn cụt đuôi.
                     ………………………………             (không cần chép đủ)

-    Ở với ai ? với bà ; Bà gì ? bà ngoại ; ngoại gì ? ngoại xâm ; xâm gì ? xâm lăng ; lăng gì ? lăng Bác ; Bác gì ? bác Hồ ; Hồ gì ? hồ ao ; ao gì ? ao cá ; cá gì ? cá quả ; quả gì ? quả đấm .

Thì hết chỗ nói và hết chổ bàn rồi. Vẫn biết đây là việc làm của Nhà xuất bản Mỹ Thuật và nhà sách Đinh Tỵ, ông Phạm Vũ Luận Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho là sự nhầm lẫn … tôi không dám bàn nhiều,chỉ cho là không có sự nhầm lẫn nào cả, mời quí vị xem lại bài :  “Nicotex Thái Bình, chuyện bây giờ mới kể”của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, các tên Trương lợi Sinh đã trãi đều khắp miền đất nước và tấn công các  mặt : kinh tế,môi trường, văn hóa… đến giờ mãnh đất nhỏ bé của các trẻ thơ xem ra cũng khó khăn rồi …. ( Đọc thêm quyển Sóng hận Sông Lô của Vũ Ngọc Tiến).

Thôi bỏ qua đi ! Xin chép lại 2 bài đồng dao vui, tôi đã thuộc từ thuở nhỏ, mấy mươi năm trước tôi ru các con của tôi, bây giờ thì ru các cháu nội, ngoại của tôi, chúng nó rất thích :

Bài 1 :      Ông già quét nhà                        Mua gòn dồn gối.
                 Lượm đồng điếu, giắt lổ tai        Mua cái cối đâm tiêu.
                 Mua củ khoai nhai nhép nhép    Mua cái xiêu nấu nước.
                 Mua con tép nấu canh.              Mua cây thước đo vải.
                 Mua trái banh đá chơi.               Mua cây cải làm dưa.
                 Mua con dơi đá bóng.                Mua cây cưa cưa ván.
                 Mua cái trống đánh tùng xèng    Mua bánh tráng cuốn bì.
                 Mua cây kèn thổi tò te                Mua cái gì trả lại .
                 Mua chiếc ghe đi Sài Gòn .

Bài 2 :       Nói chuyện đời xưa                   Chị trồng cây lúa.                   .                Có chị bán dưa.
                 Chị  đưa cái cẳng.                     Chị khứa con cá.
                 Chị nắn cái nồi.                          Chị đá trái banh.                          
                Chị nhồi cục bột.                         Chị sanh thằng nhỏ .                         
                Chị lột miếng da.                         Cái đầu đỏ đỏ.
                Chị ca vọng cổ                             Cái đít vàng khè .
                Chị nhổ cây bông.

Ôi nhớ lại thuở thời còn thơ ngày hai buổi đến trường, giờ mái đầu đã nhuộm sương, mà xem ra “ Cái học ngày nay đã hỏng rồi “ biết làm sao đây ?
                  04/12/2013      TRỊNH KIM THUẤN .