Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Nam Vang đi dễ khó về

Trịnh Kim Thuấn
Thứ bẩy ngày 22 tháng 3 năm 2014 9:44 PM


Nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc  và Ngày Yêu thương và chia sẽ của Việt Nam .

Thuở còn thơ thường nghe Mẹ và chị cả ru ngủ với những câu ca dao :

- Tàu Nam Vang chạy ngang cồn cát.
Xuồng câu tôm đậu sát mé nga.
Anh thấy em có một mẹ già.
Muốn vô hoạn dưỡng biết mà đặng không ?

- Nam Vang đi dễ khó về.
Trai đi bạn biển, gái về tào kê.

Lớn lên, đi học bậc trung học tiếp xúc với báo chí , sách vở mới biết được xứ Nam Vang ở đâu, thuộc nước nào …. Thời Pháp thuộc đời sống của những dân nghèo (rất nghèo) ở nước ta rất khổ cực, ngoài việc sưu cao thuế nặng phải nộp cho nhà chức trách, người dân còn chịu phải nạn cường hào, ác bá. Ở miền Bắc qua các tiểu thuyết : Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ Đê của Vũ Trọng Phụng …. Trong miền Nam qua các tuồng cải lương : Máu Thắm Đồng Nọc Nạn, Tiếng Hò Sông Hậu …….

Sống ở trong nước không được, đành phải liều thân đi làm mướn xứ người (ngày nay gọi là Hợp tác lao động nước ngoài), miền Bắc thì đi làm phu đồn điền nơi các xứ sở xa xôi, nhiều người phải bỏ thây nơi ấy, nhiều người không về được lập thành làng ở đến ngày nay ……

Chân đăng là danh từ chỉ những người Việt ghi danh theo dạng mộ phu đầu thế kỷ 20 thời Pháp thuộc để đi làm ở hai quần đảo thuộc châu Đại Dương mà thời đó gọi là Tân Thế giới (Nouvelle-Calédonie) và Tân Đảo (Nouvelles-Hébrides, nay làVanuatu) (nhiều người cũng gọi gộp 2 quần đảo này là Tân Đảo, một số người khác thì lẫn lộn hai tên này với nhau). Tiếng Pháp gọi người chân đăng là "travailleur(s) engagé(s)" hay "engagé(s)".
Giới chân đăng được tuyển đi làm việc lao động theo hợp đồng dài hạn, thường là 5 năm. Đa số người chân đăng có gốc Bắc Kỳ, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải đi làm phu để được phát lương nhất định lại được chủ bao ăn ở. Ai đi đảo Tân Thế giới thì phái làm phu mỏ kền và cromit còn những người đi Tân Đảo thì thường ký làm phu đồn điền trồng cà phê và dừa
Thực dân Pháp bắt đầu gửi người Việt sang Tân Thế giới làm phu từ năm1891.Chéribon là con tàu đầu tiên chở 791 người Việt từ Hải Phòng đến Nouméa.[2] Từ năm 1920 đến 1928 có bảy chuyến tàu chở tổng cộng 9363 người Việt, phân nửa sang Tân Thế giới và phân nửa sang Tân Đảo.[3] Cho đến năm 1940 thì đã có hơn 20.000 người Việt đặt chân đến các hải đảo. Đại đa số người chân đăng không có ý định đi định cư mà muốn hồi hương sau khi xong hợp đồng. Tuy nhiên sang thập niên 1940với Thế chiến thứ 2 làm gián đoạn liên lạc với quê hương khiến cho lúc đầu, người Việt không hồi hương được, phải ở lại đây, khai sanh cộng đồng người Việt di dân. Phần lớn người Việt đã trở về nước từ những năm 1960, số lượng còn ở lại hiện nay khoảng 3000 người, tính thêm cả số người thế hệ sau là người lai nữa thì có khoảng 6000 người.
Nay ở Tân Thế giới vùng Voh, Doniambo, Thiébaghi và Paaguomène, phía bắc thủ phủNouméa vẫn còn di tích liên quan đến người Việt chân đăng gồm những ngôi mộ cổ và khu cư trú của dân phu nay đã hoang phế. Tấm mộ bia xưa nhất ghi năm 1909 (theo WIKIPEDIA  Bách Khoa toàn thư)
Ở miền Nam thì ngược dòng sông Mê Kong đến Biển Hồ để  đi làm mướn .
Tonlé Sap hay Biển hồ Campuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.
Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ tầm vóc rộng lớn của hồ nước này khiến không thấy bến bờ.
Thường thì vào mùa khô từ Tháng Mười Một đến Tháng Năm hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 km². Vàomùa mưa bắt đầu từ Tháng Sáu, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 km². Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng Mười thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.
Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng hai lần mỗi năm hồ Tonle Sap là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa cùng chất bổ từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Tonle Sap có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia  (Theo WIKIPEDIA – Bách Khoa toàn thư).
Theo lời kể của Mẹ tôi : Ở quê cũng có mấy người bà con nghèo lên Biển Hồ làm bạn biển, bạn biển là làm công cho những người chủ khai thác, đánh bắt cá ở Biển Hồ, nghề nầy rất cực, làm mướn mãi mà vẫn thiếu nợ lại người chủ nên vẫn không thể về xứ được, rồi nghèo gặp nghèo kết đôi vợ chồng, đời con nghèo , đời cháu nghèo cứ thế mà theo dòng đời ….. Còn các cô gái thì lên trên ấy có sẳn các nhà thổ, phải làm nghề tào kê ( làm điếm) .
Thời xa xưa, người dân nước Nam khổ lắm .
Sau thời Pháp thuộc, Camphuchia dưới thời cai trị của Quốc vương Sihanuk được yên bình hơn mươi năm, đến năm 1971 LonNol  đảo chánh . Quốc vương Sihanouk phải bao đào, lao đao ở xứ người …, vì có thành kiến với cộng đồng người Việt từ lâu, cánh Lonnol gây cảnh thảm sát người Việt rất ư tàn bạo. Năm ấy qua các báo chí ở miền Nam, mọi người đều căm phẫn, bọn sinh viên học sinh chúng tôi đã tổ chức “Đêm không ngủ” trong khuôn viên trường học  để tưởng nhớ đồng bào người Việt bị thảm sát trên Camphuchia. Vòng ngoài có các cảnh sát gát nghe chúng tôi hát : Nối vòng tay lớn, Gia tài của mẹ, Đại bác ru đêm …….
Đến năm 1975 quân đội Giải phóng miền Nam đã giúp nước bạn giải phóng luôn, không ngờ người anh em Khờ Me đỏ trở mặt, lật lọng (có người nói bọn nầy nghe theo sự điều khiển của quan thầy Trung quốc ?) gây nên thảm hoạ cho đồng bào ta một lần nữa ……
Đến nay, gần 39 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông liền một dãi……..
Mà câu ca dao : NamVang đi dễ khó về.
                          Trai đi bạn biển , gái về tào kê.
Số gái điếm người Việt trên đất Camphuchia hiện nay có thể nhiều hơn số gái điếm người Camphuchia trên nước Camphuchia, đến Singapore, Malaysia, Lào, Thái Lan, Trung quốc … đều có mặt gái điếm Việt Nam.
Chưa kể việc liều thân làm dâu khắp xứ, xin thuật lại một bản tin buồn :
Thảm kịch cô dâu Việt ôm 2 con nhảy lầu tự tử
(LĐO) HỒNG THỦY – TRẦN LƯU - 3:16 PM, 24/11/2012
Cả vùng sông nước miền Tây đang bàng hoàng bởi chuyện một cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc- hôm 23.11 bất ngờ ôm hai đứa con nhỏ nhảy từ lầu 18 tự tử sau 8 năm sinh sống tại xứ sở kim chi.
Cô dâu Việt ôm hai đứa con nhỏ nhảy lầu tự tử là chị Võ Thị Minh Phương (SN 1985, ấp Hòa Quế B, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang).

Thông tin ban đầu từ báo chí Hàn Quốc cho biết, vụ việc xảy ra khoảng 11 giờ ngày 23.11 (giờ địa phương), tại toà chung cư phía nam thành phố cảng Busan. Khi đó, chị Phương đã ôm 2 con nhảy từ lầu 18 tự tử (đứa con gái 7 tuổi và con trai mới lên 3 tuổi). Do tòa nhà quá cao, nên cả ba mẹ con đều thiệt mạng.

Trước đó, chị Phương đã khóa trái cửa phòng, nhốt mình và hai con trong phòng trước khi tự tử, nên người chồng Hàn Quốc không thể ngăn cản được sự việc bi thảm này.
Còn rất nhiều trường hợp đau lòng như thế .
Còn các bạn biển ngày nay thì sao ? Họ là những người được gọi dưới mỹ từ đẹp đẽ là : Hợp Tác Lao Động nước ngoài, làm công nhân khắp xứ , từ Nga, Trung đông, các nước Châu Phi xa xôi, dưới các tàu đánh cá của Đài Loan, Hàn quốc…. khi bị chủ ngược đãi phóng xuống biển trốn … khi thì bị cướp biển bắt …..

Gái Việt bị Tầu Cộng bán làm điếm ở Phi Châu

-Giải cứu sáu cô gái Việt Nam ‘bị bóc lột tình dục’ ở Ghana

Phóng viên điều tra người Ghana Anas Aremeyaw Anas ít khi để lộ mặt thật. Ông tham gia vào cuộc điều tra dẫn tới cuộc giải cứu các cô gái người Việt.
19.03.2014

Cảnh sát Ghana với sự hỗ trợ của tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế Interpol mới phá ‘một đường dây buôn người do công dân Trung Quốc cầm đầu’ tại nước này, và đã giải cứu 6 cô gái Việt Nam ‘bị buộc phải bán thân’.

Tin cho hay, các cô gái đã bị các ‘má mì’ Trung Quốc bắt ‘đi khách’ ở Ghana suốt hơn một năm qua, và họ sử dụng các tên giả để trao đổi với ‘khách làng chơi’
Hôm nay xem tivi thấy Nhà nước tổ chức hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc, Việt Nam ta với chủ đề “ Yêu thương và chia sẽ “ sao thấy có vẽ khôi hài và nghèn nghẹn làm sao ấy !
Vào trang Thơ Văn Trần Nhương, xem bài : Việt Nam hưởng Ngày hạnh phúc thêm “thành tích uống bia “ gồm :
- Một năm cả nước uống 3 tỷ lít bia.
- Hàng năm có 5 triệu con chó bị giết để phục vụ thịt cho con người.
- Phí chồng phí. Gạo cứu đói bị ăn chận.
- Ung thư tốp đầu. Thực phẩm bẩn độc .  của nhà văn Thái Linh  20/3/2014.
Người ta có nhiều hạnh phúc để có “Yêu thương và chia sẽ “, có những người không có hạnh phúc thì phải làm sao đây ? Riêng tôi còn một ít xin chia sẽ với :
Anh em  và gia đình của anh Đoàn Văn Vươn Tiên Lãng – Hải Phòng.
Bà con dân oan Văn Giang, Dương Nội, Trịnh Nguyễn …. Cố lên. Cố lên.
Cùng bác Điếu Cày, Đổ Thị Minh Hạnh, Bùi Hằng, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào…………
Tôi cũng xin “ Chia sẽ và yêu thương” đến oan hồn cháu bé Đổ Doãn Lộc bị người cha ruột và người tình chua cha đánh chết .
Xin chia sẽ đến 08 oan hồn và 38 người còn sống trong vụ sập cầu Chu Va 6 ở Tam Đường – Lai Châu …………
Trước 30/4/1975 ở miền Nam có tờ báo “Tin Sáng” rất nổi tiếng, tôi còn nhớ có cái mục nhỏ do CUNG VĂN phụ trách :
-    Lênh đênh qua biển Thần phù .
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

21/3/2014   TRỊNH KIM THUẤN