Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Ngày ấy bên sông Đà

Nguyễn Bá Cự
Thứ bẩy ngày 22 tháng 3 năm 2014 10:14 PM

 

Sông Đà! một công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng tại thị xã Hòa Bình vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Một kỳ tích của nền công nghiệp thủy điện Nước ta sau những cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, Nước non liền một dải. Khó khăn của hậu chiến còn chồng chất. Giữa lúc đang chuẩn bị cho khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình thì chiến tranh biên giới phía Bắc bùng nổ (17/2/1979). Điều gì sẽ xẩy ra…? Thế rồi tất cả lại trôi qua. Sự có mặt của 3 vạn đoàn viên thanh niên cộng sản HỒ CHÍ MINH khắp Đất Nước tụ về Sông Đà, một tầng lớp trí thức trẻ, một đội ngũ kỹ sư vừa “ra lò” từ ghế các trường đại học như mỏ địa chất, xây dựng, kiến trúc, bách khoa, cơ điện Thái Nguyên, giao thông… được tung lên Sông Đà để thử sức. Công trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình được mang tên “ công trình thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”. Chúng tôi đã sống những năm tháng đầy khắc nghiệt của thiên nhiên, cùng với đói khát của cả Đất Nước. Nhưng khẩu hiệu bấy giờ “tất cả cho Sông Đà”, từ con người tới vật chất ưu tiên cho công trình xây dựng nhà máy là âm vang của của sự sẻ chia. Nhằm tạo cho thế hệ trẻ bước vọt mới của nền khoa học non trẻ, cùng với sự giúp đỡ của những người bạn Liên Xô (cũ). Sông Đà đội ngũ xây dựng nhà máy thủy điện đã trưởng thành lớn mạnh như hiện nay. Từ tay nghề người thợ, tới trí tuệ của đội ngũ trí thức.

Hơn 30 năm trôi qua, buồn vui về một thời như thế trên sông Đà vẫn như trước mắt tôi mỗi khi nghĩ lại. Bao nhiêu thiếu thốn ban đầu của vật chất, bữa ăn gạo hẩm, thực phẩm…ngọn rau còn thiếu xót ruột như cào cùng lao động căng thẳng giữa tiếng máy móc ầm ào sôi động ngày đêm. Mùa hạ nắng cháy da trên hiện trường bởi nhiệt của núi đá, của sắt thép bê tông tỏa ra. Mùa Đông gió núi sương giăng lạnh cắt da. Còn bụi chẳng mùa nào không vần vũ sau những vòng quay của bánh xe ô tô trọng tải lớn nhỏ. Rồi bao gương mặt bạn bè tôi những công nhân, kỹ sư trẻ tuổi đời còn măng mẻ quá. Mới hôm qua, vừa ngồi uống nước trà tối với nhau sau vài tiếng đồng hồ nghe tin bạn mất vì tai nạn lao động. Những cái chết bất ngờ, tai nạn trong mọi trường hợp thường xẩy ra. Hàng trăm bạn trẻ đã để lại tuổi hai mươi, ngoài hai mươi trên công trình thủy điện Sông Đà. Trong 3 vạn người là kỹ sư, công nhân trên công trình ấy thì chúng tôi , Dương Kiều Minh,.Vũ Hữu Sự, Tạ Duy Anh, Nguyễn Lương Ngọc, Giáng Vân, Nguyễn Bá Cự, Trần Chinh Vũ ( Trần Chinh Vũ bấy giờ đã là “gạo cội” hơn chúng tôi đã có tiểu thuyết viết về chiến tranh), Phạm Sông Hồng (thời gian ở Sông Đà ít hơn cả, sau khi đạt giải khuyến khích cuộc thi truyện ngắn của văn nghệ quân đội thì về học viết văn Nguyễn Du khóa 2). Sự nghiệp văn chương của chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ nhỏ như “bắp cải, su hào” cũng phần nào đóng góp vào nền

 

 

 

 

văn học Việt Nam nhưng tác phẩm nhất định. Năm thằng con trai trẻ chúng tôi là Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc, Vũ Hữu Sự, Tạ Duy Anh, Bá Cự sống cũng

đủ trò… mà sau này nhà văn Hà Nguyên Huyến nghe kể lại gọi là “ ngũ hổ Sông Đà”. Nhóm văn chương chúng tôi sống làm việc trên công trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình ,sự nghiệp văn chương lớn lên cũng phải khẳng định tự Sông Đà.

Chúng tôi cọ sát với thực tế. Công trình sôi động như thế lôi cuốn các nhà văn ,nhà thơ , các nhà báo lớn đến với Sông Đà. Biết trên công trình có nhóm viết lách có thực tế như chúng tôi thì các nhà văn, nhà thơ đều quan tâm gặp gỡ trao dồi cho từng câu chữ như nhà thơ Trúc Thông điềm đạm chân thành, nhà thơ Vân Long, Ngô Quân Miện( báo độc lập)Tạ Vũ, Nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Oánh, Phạm Ngọc Chiểu… cùng không ít các nhà văn quân đội và nhà văn cả nước đến với Sông Đà. Nhưng “bà đỡ” cho tác phẩm của nhưng nhà văn ,nhà thơ tương lai thời đó phải nói tới báo Lao Động, báo Tiền Phong, sáng tác Hà Sơn Bình, báo Độc Lập đã dành cho chúng tôi mảnh đất của sự sáng tạo từ Sông Đà gian lao. Nói gì thì nói nhưng trong lòng riêng của mỗi người viết trên sông Đà chúng tôi, dù mỗi người sống mỗi cá tính. Nguyễn Lương Ngọc chu chỉnh với công việc của kỹ sư điện trực ca ở hầm, hết giờ sẵn sàng lang thang vui vẻ. Dương Kiều Minh khôn đến lặng lẽ…Vũ Hữu Sự quậy, nói năng cũng bặm trợn ra trò…Tôi Bá Cự thì bảnh trai hơn các “lão” một tí nhưng mỗi lần có giấy đi trại sáng tác ở đâu là tôi mang giấy lên lãnh đạo công ty, tổng giám đốc Ngô Xuân Lộc ký cho đi năm bữa nửa tháng thì ít tôi cũng kéo đến một tháng…Tạ Duy Anh thì khôn ngoan nhưng cũng không kém kiêu căng. Nữ sĩ Giáng Vân nhỏ thó lặng lẽ công việc tuyên truyền và lúc nào cũng ngơ ngác… Tựu chưng lại vẫn phải nói tới lòng sẻ chia của bạn bè từ người kỹ sư cho tới người công nhân. Họ trân trọng sự sáng tạo của chúng tôi đã sống và viết về họ với tấm lòng, họ chia sẻ công việc ,tới miếng ăn. Mỗi khi chúng tôi có khách nhà văn, nhà thơ từ Hà Nội, các nơi lên là họ quý lắm, miếng thịt ca dành dụm, đồng lương ít ỏi lại mang ra phục vụ khách ,chiêu đãi chúng tôi rất trọng thị. Còn lãnh đạo từ các công ty, tổng công ty cũng luôn tạo điều kiện cho chúng tôi. Đầu nhưng năm 80 đó bí thư đoàn tổng công ty xây dưng thủy điện Sông Đà là Thang Văn Phúc (sau này là thứ trưởng bộ nội vụ) người đã biết tận dụng ,tập hợp mấy anh em viết lách chúng tôi lại để viết ra mắt tờ “tập san thanh niên Sông Đà” in rônêô đẹp phát hành biếu các tỉnh đoàn cả nước đến thăm, tập san không nhuận bút có nhiều bài của các nhà văn, nhà thơ tờ Hà Nội viết cho , gọi là tập san nhưng bài vở có uy tín, người đọc ghi nhận. Thậm chí cánh mấy anh em viết chúng tôi ở Sông Đà ngày đó có một lần vào buổi tối được ông Trần Hữu Trọng bí thư đảng ủy tổng công ty (nguyên phó bí thư thường trực tỉnh ủy Hà Tây) mời lên uống nước có việc quan trọng. Tối đó ông cho chúng tôi tham khảo bản thảo đánh máy bức thư “ gửi hậu thế mai sau” sau đó được gắn trong khối bê tông lớn trên nhà máy. Lãnh đạo quan tâm anh em viết ở Sông Đà từ đi trại sáng tác đến khi có người đi trường viết văn Nguyễn Du, chuyển về các báo…”quậy” như Vũ Hữu Sự cuối cùng cũng mát mái xuôi chèo.

 

 

 

 

 

Bạn bè tôi thủa ấy măng mẻ thế, đáng yêu đến thế! Vậy mà giờ đây tóc đã muối tiêu. Người còn ,người mất nơi những dòng sông, đất lạ để xây dựng những công trình. Cũng không ít người trở thành những nhà khoa học có uy tín, những cán bộ quản lý có uy tín, nhiều người trở thành thứ trưởng , bộ trưởng . Chúng tôi những người trưởng

thành trên con đương văn chương gây nhiều chú ý cho độc giả như Tạ Duy    Anh,Nguyễn Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, dù Lương Ngọc ra đi hơn 10 năm rồi, Dương Kiều Minh nữa cũng đã sang giỗ hết (29/3/2012-29/3/2014) Khi tài năng của bạn đang phát lộ thì lại là dang dở. Ai còn nhớ Sông Đà một thủa- công trình thanh niên cộng sản HỒ CHÍ MINH.  Gương mặt bạn bè tôi !

 

                                                                                                            Tháng 3-2014

                                                                                                                     NBC