Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Vài ý kiến trao đổi về câu đối của Gs, anh hùng Vũ Khiêu

Lê Kim Giao
Thứ ba ngày 29 tháng 4 năm 2014 1:33 PM

Đang nghe chuyện sửa 1000 câu Kiều của một ông KS Đỗ Minh Xuân nào đó , được cụ Vũ Khiêu trân trọng giới thiệu … làm cả văn đàn nổi cơn thịnh nộ

Nay lại nghe anh Trần Nhương cho biết ở An toàn khu Tỉn Keo, Thái Nguyên, tại khu tưởng niệm Bác Hồ có treo đôi câu đối của cụ Vũ Khiêu đã viết về cụ Hồ, nay ở Đồng Nai (xin đọc link này: http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/201207/anh-hung-lao-dong-Giao-su-Vu-Khieu-Toa-sang-mot-nhan-cach-lon-2168839/) cũng nơi tưởng niệm cụ Hồ, lại sao y bản chính đôi câu đối rất dở, sai phạm về luật đối, kém cỏi về tính Hợp Lý ( logic)

Hình như các nơi cần câu đối văn bia thì người ta luôn nghĩ mời cụ anh hùng lao động này , nhưng thực tế luôn luôn gây nhiều ngán ngẩm vì trình độ của cụ đã xuống sức !

Hình như Cụ nghĩ rằng : Bất kể phi logic, bất kể ai khen chê, Cứ khen thật lực vào là được …Cụ Vũ Khiêu đã viết :

THU HẾT TINH HOA KIM CỔ LẠI

XÂY CAO VĂN HIẾN NƯỚC NON NÀY

Ai đọc cũng cảm thấy ngượng ngùng , vì làm gì có ai:

Thu hết tinh hoa kim cổ lại ???

Ngay các vĩ nhân thế giới cũng không thể có ai như thế cả …

Khen quá có khác gì chê đâu ??

Ngoài ra tác giả này không biết thế nào là Hán, là Nôm , đối lẫn lộn lung tung ??

KIM CỔ hoàn toàn là chữ HÁN

NƯỚC NON hoàn toàn là chữ NÔM
Kim cổ lại mà đối Nước non này sao gọi là chỉnh nhỉ, thưa Cụ ?

Sao mà đối như vậy được !

Nếu có thể sửa lại ( điều này cũng không nên vì sau đó tên tác giả là ai ??) thì chí ít có thể tham khảo câu sau :

GÓP TỎ TINH HOA TRỜI ĐẤT VIỆT

XÂY CAO VĂN HIẾN NƯỚC NON HỒNG

May ra còn thấy chút khiêm tốn , tri túc, giản dị bên trong .

Nhân đây tôi xin cung cấp thêm bằng chứng về sự chưa đủ tài của Gs họ Vũ:

NHẬT KÝ LEKIMGIAO Số 54. CÂU ĐỐI HỎNG Ở ĐỀN PẮC BÓ

25 tháng 9 2013 lúc 8:39

Thực ra tôi rất ngại khi viết chữ nào có đụng đến các danh nhân đương thời vì dễ bị nghi ngờ là nịnh bợ, cầu lợi !!

Tuy nhiên để bảo vệ sự cao quý, trong sáng của văn chương thì tôi không ngại ngần

SAU ĐÂY LÀ THƯ TÔI GỬI ĐỀN PẮC BÓ

Kính gửi

Ban Quản Lý Đền chủ tịch Hồ Chí Minh

Pắc Bó – CAO BẰNG

Thưa Qúy Ban

Tôi là Lê Kim Giao, sinh năm 1943 , hiện là hội viên Hội Nhà Văn Hà Nội.

Vừa qua tôi cùng Đoàn Du Lịch Hội Nhà Văn Hà Nội có đến tham quan nơi Đền Cụ Hồ ở Pắc Bó .

Khi đọc đôi câu đối rất lớn ở ngay Ban thờ thì chúng tôi hơi ngạc nhiên.

Tôi không biết chắc tên tác giả , chỉ đoán là của cụ VŨ KHIÊU , anh hùng Lao động viết , vì:

Hướng dẫn viên có nói đây là công trình THIẾT KẾ của cụ Vũ Khiêu

Cụ viết :

LÃNH TỤ TRỞ VỀ, NHẬT NGUYỆT BỪNG LÊN TRỜI PẮC BÓ

ANH HÙNG TỤ LẠI TINH HOA RỰC SÁNG ĐẤT CAO BẰNG

Việc ai viết, thực ra cũng không nên quá coi trọng, mà nên xem kỹ giá trị văn học .

Tôi nhận thấy những ý sau :

1. Trong có 2 dòng mà dùng hai chữ tụ một cách vô ý thức ( không phải cách chơi chữ, điệp ngữ ...) ,đó là điều tối kỵ trong các câu đối văn bia

2. Chữ trở về là thuần Nôm

3. Chữ tụ lại thì tụ là Hán , không thể đối nhau được

4. Hai chữ Nhật Nguyệt là chỉ 2 từ ( mặt Trời , mặt Trăng ) (danh từ)

5. Hai chữ Tinh hoa chỉ dùng như một từ kép , chỉ 1 đặc tính (tính từ)

6. Ngoài ra chữ nhật nguyệt dùng khen Cụ Hồ nên suy nghĩ thêm , nên biết

chữ tri túc ( biết sự vừa đủ ) , nói cả tính khiêm tốn mới là văn hay.

Ai đã làm thơ Đường thất ngôn bát cú , viết câu đối hẳn biết điều này , lại ở nơi thiêng, nếu có sai rất nên sửa nhanh .

Nếu một anh hùng lao động mà lao động thế này thì quả thật khó khen quá .

Nếu có thể được, Lê Kim Giao tôi xin sửa :

LÃNH TỤ TRỞ VỀ, TRÍ TUỆ BỪNG LÊN TRỜI PẮC BÓ

ANH HÙNG TÌM ĐẾN TINH HOA RỰC SÁNG ĐẤT CAO BẰNG

LÊ KIM GIAO

Nhà nghiên cứu Văn Học Nghệ Thuật Hà Nội

Tác giả THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG

DỊU DÀNG – THƠ

THI KỲ SONG TUYỆT

Mail:giaolekim@yahoo.com.vn

Web: lekimgiao.nghesi.vn

ĐT 09022 80977

ĐC : 17T1-P602 Trung Hòa HN

Một điều rất lạ là dù tôi gửi thư này từ 1-11-2012 mà đến nay vẫn không có một dòng hồi âm ??

Những người có trách nhiệm nay đang ở đâu ??

Có ai có trách nhiệm BẢO VỆ VĂN HÓA không???

Mong sự góp tiếng của các quý bạn văn.